Chương 2 bài 6 Bàn Về Các Phương Pháp Tu Hành

Chương 2 bài 6 Bàn Về Các Phương Pháp Tu Hành
Chúng ta phát tâm xuất gia, xuất gia chính là “học vi nhân sư, hành vi thế phạm”. Những đạo lý phương pháp mà “Kinh Kim Cang” đã nói, chúng ta phải nỗ lực học tập . Bởi vì chúng ta không lão thật, “Kinh Kim Cang” có thể giúp đỡ chúng ta đạt đến lão thật niệm Phật, lão thật làm người, lão thật làm việc. Tham thấu được “Kinh Kim Cang” rồi thì người liền lão thật rồi, lão thật chính là Phật Bồ Tát. Lão thật thì không còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.

Buổi 61 ngày 11/08/2023

Từ xưa đến nay, đại đa số người học Phật đều dựa theo “Kinh Kim Cang” mà tu học, tông môn gọi đây là là đốn giáo, không phải là không có đạo lý. Chúng ta niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ, nếu y theo nguyên lý nguyên tắc của “Kinh Kim Cang” mà tu học, nhất định vãng sanh thượng thượng phẩm, sanh cõi Thật Báo Trang Nghiêm.

Chúng ta phát tâm xuất gia, xuất gia chính là “học vi nhân sư, hành vi thế phạm”. Những đạo lý phương pháp mà “Kinh Kim Cang” đã nói, chúng ta phải nỗ lực học tập . Bởi vì chúng ta không lão thật, “Kinh Kim Cang” có thể giúp đỡ chúng ta đạt đến lão thật niệm Phật, lão thật làm người, lão thật làm việc. Tham thấu được “Kinh Kim Cang” rồi thì người liền lão thật rồi, lão thật chính là Phật Bồ Tát. Lão thật thì không còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Nếu vẫn còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì chưa lão thật.

Giáo trình cơ bản của pháp tướng tông là “bách pháp minh môn luận”, trình độ của bộ luận điển này rất cao, là nhập môn của pháp Đại Thừa, nói rõ chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Bộ luận điển này thuộc về tông kinh luận, chính là giải thích tôn chỉ mà Đức Thế Tôn đã nói, trên thực tế chính là giải thích một câu mà Phật đã nói. Phật nói: “Tất cả pháp vô ngã, bách pháp minh môn luận”, lấy câu nói này làm tông chỉ, đem tất cả pháp quy nạp thành bách pháp, bách pháp chính là “nhất thiết pháp”. “Vô ngã” là nói “nhân vô ngã”, “pháp vô ngã”, có thể ở ngay trong đó khai ngộ thì ngã chấp, pháp chấp liền buông xả rồi, liền có thể siêu phàm nhập thánh. Phàm phu chấp trước “có ngã”, “có pháp”. Phật Bồ Tát giác ngộ “không ngã”, “không pháp”, cho nên Phật Bồ Tát ở trong mười pháp giới y chánh trang nghiêm, có thể lý sự vô ngại, sự sự vô ngại, viên dung tự tại.

Ở trong giai đoạn sơ học nhất định phải đọc thuộc Đại Thừa, đặc biệt là người phát tâm theo đuổi sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh không những phải đọc tụng mà còn phải khế nhập cảnh giới. Khế nhập chính là “tùy văn nhập quán”. Tùy theo lời giáo huấn của kinh điển mà chuyển đổi quan niệm của chính mình, gọi là “tùy văn nhập quán”. “Nhập” là khế nhập, ý nghĩa của “nhập” đã bao gồm toàn bộ “tín giải hành chứng” rồi. Nhập chính là chứng, có hành mới có chứng. Hành chính là thay đổi quan niệm; Thay đổi quan niệm bởi vì hiểu rõ đạo lý, hiểu đạo lý chính là tin tưởng vào lời dạy của Phật.

Phật đã nói ra “giáo lý hành quả”, chúng ta có thể làm đến được “tín giải hành chứng”, cảnh giới liền được chuyển. Đây chính là tùy văn nhập quán, đây là chân thật tu hành, có thể chân thật được thọ dụng. Pháp môn tu hành vô lượng vô biên, “tùy văn nhập quán” là phương pháp tu hành giáo hạ, chính là mở quyển kinh ra, có thể nhập cảnh giới Phật. 

Mà vào cảnh giới điều quan trọng nhất là ngay trong cuộc sống thường ngày, ngay trong xử sự đối người tiếp vật, lúc nào cũng có thể giữ gìn không mất đi, chính là không thoái chuyển. Có được bản lĩnh này, chúng ta liền không khiếp sợ yêu ma quỷ quái, chúng ta có năng lực giúp đỡ họ cùng thành Phật đạo. Đây là giải quyết một cách viên mãn. Đây chính là những gì Phật dạy chúng ta, đây mới là chân thật cứu cánh mỹ mãn.

 

Buổi 62 ngày 11/08/2023

Đọc kinh, nghe giảng có thể giúp chúng ta nhìn thấu, buông xả, giúp chúng ta hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, nói một cách khác, hiểu rõ chân tướng đời này của chính mình đến với thế gian này. Nếu có thể triệt để hiểu rõ đời sống một đời này của chúng ta cũng như hoàn cảnh xung quanh mà chúng ta gặp phải, tự nhiên liền sẽ buông xả. Đức Thế Tôn đã hết lòng hết dạ giảng 49 năm, lúc nào cũng nhắc nhở nhưng chúng ta hiện nay đã mê quá sâu rồi. Không ngừng nhắc nhở, chính là hi vọng có một ngày chúng ta có thể bỗng nhiên hiểu ra, biết được chính mình đến thế gian là để nhận quả báo.

Trong cuộc sống thường ngày, hết sức tránh nói lời thừa xen tạp, lúc đàm luận với người thì đàm đạo, lúc không có người cùng nói chuyện thì đọc kinh. Đây chính là tích công bồi đức. Chúng ta không chỉ dùng lễ để đối đãi với các tông giáo khác mà đối với đồng tu học Phật cũng phải lễ mạo. Các pháp môn tu học của mọi người không giống nhau (mọi người tu học các pháp môn không giống nhau), nhất định phải tôn trọng lẫn nhau, không đư phá hoại lẫn nhau. Nếu phá hoại lẫn nhau, dù công phu tu học tốt đến đâu vẫn là đọa ba đường chịu quả báo. Có câu nói “thà động nước ngàn sông, không động tâm người tu niệm”, phá hoại tâm đạo của người khác, trong bất tri bất giác phạm vào tội “phá hòa hợp tăng”, quả báo ở nơi địa ngục A Tì.

Ví dụ chúng ta đến đạo tràng Thiền Tông, khuyên họ niệm A Di Đà Phật, tự cho là có công đức, thật ra đã phạm vào lỗi lầm rất lớn. Người ta tham thiền mấy chục năm sắp thành tựu rồi, bạn đến phá hoại, đây là tạo tội nghiệp. Người biết được đạo lý này không nhiều. Cho nên phần nhiều đạo tràng không dám tùy tiện thỉnh pháp sư, đại đức đến giảng kinh thuyết pháp, chính là sợ họ không hiểu quy củ, ngược lại tạo tội nghiệp. Không luận là bất cứ tông phái nào, chỉ cần là pháp sư chân thật hiểu rõ quy củ, mời ông ấy đến giảng kinh nói pháp, đối với đại chúng nhất định có lợi ích. Pháp sư chân thật hiểu được quy củ mới tán thán đạo tràng của người khác, tán thán pháp môn mà người khác đã tu, tán thán thiện tri thức dẫn đạo họ (thiện tri thức chỉ đạo của họ).

Năm 1977, tôi giảng kinh tại Hồng Kông, pháp sư Thánh Nhất ở núi Đại Tự ngày ngày đến nghe kinh, nghe rất hoan hỉ, thế là mời tôi đến chùa Bảo Liên để thăm viếng. Đây là một đạo tràng Thiền Tông, mỗi ngày có hơn 40 người ngồi thiền, còn có mấy vị xuất gia người nước ngoài, rất là khó được (vô cùng hiếm có).

Tôi ở trong Thiền đường giảng khai thị, từ đầu đến cuối không hề nhắc đến một câu “A Di Đà Phật”.

Tôi tán thán đạo tràng thanh tịnh trang nghiêm, tán thán pháp sư Thánh Nhất là vị chân thiện tri thức, tán thán đại chúng là một đoàn thể hòa hợp tăng (là một tăng đoàn hòa hợp) Cho nên pháp sư Thánh Nhất mới dám mời tôi đến giảng kinh. Ông biết được tôi hiểu quy củ, sẽ không thể phá hoại đạo tràng, sẽ làm tăng thêm niềm tin của tín chúng đối với pháp môn và lão sư.

Năm 1987, tôi lần đầu đến Singapore giảng kinh. Pháp sư Diễn Bồi mời tôi đến đạo tràng của ông ấy vì tín chúng giảng khai thị. Pháp sư Diễn Bồi là tu Tịnh Độ Di Lặc, cho nên tôi tán thán Tịnh Độ Di Lặc, tán thán đạo tràng của họ, tán thán pháp sư. Tôi không nhắc đến một câu “A Di Đà Phật”, cũng không nói rằng Tịnh Độ Di Lặc không bằng Tịnh Độ Di Đà.

Buổi 63 ngày 18/08/2023

Nếu tín chúng chưa có phương pháp và mục tiêu tu hành nhất định thì chúng ta có thể khuyên họ niệm Phật. Nếu họ đã có pháp môn tu học thì chúng ta không nên đi thay đổi họ, thay đổi họ chỉ có thể ở lúc riêng tư, nếu ở đạo tràng chính là phá hoại sự tu học của người ta. Đây là tội lỗi rất lớn. 
Cho nên pháp sư học giảng kinh nhất định phải hiểu được lễ tiết. Chúng ta đến đạo tràng của Hồi Giáo, nhất định phải tán thán Thượng Đế A La của họ, không được tán thán Phật A Di Đà. Cũng giống như chúng ta đến nhà người ta, phải biết tôn trọng chủ nhà. Đây là đạo của người làm khách, cũng là điều kiện cơ bản của làm người.Nhất định phải biết tôn trọng người khác, yêu thương người khác, giúp đỡ người khác, nhất định không được phá hoại, bởi vì thành tựu người khác cũng là thành tựu chính mình.
Chúng ta muốn cải thiện cuộc sống, công phu tu học có lực, biện pháp duy nhất chính là “nghe kinh nhiều”. Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở đời đã giảng kinh hơn 300 hội, nói pháp 49 năm. Thích Ca Mâu Ni Phật từ trước đến giờ chưa từng dẫn đại chúng niệm Phật một lần hoặc tham Thiền một lần. Phải nên biết, Phật không dẫn dắt chúng ta tu hành là bởi vì tu hành dễ nhưng giác ngộ khó. Chính bởi vì giác ngộ quá khó, cho nên Thế Tôn hết lòng hết dạ ngày ngày nói pháp, ngày ngày khuyên bảo.
Chúng sinh ngu si, ngày ngày nghe Phật nói pháp vẫn cứ trơ trơ như người gỗ. Tuy là như vậy, Phật đại từ đại bi, vẫn là ngày ngày giảng kinh; Chúng sinh đọa lạc ở nơi sáu cõi, Phật liền thị hiện ở nơi sáu cõi, vẫn cứ theo đuổi không bỏ, cho nên có câu “Phật thị môn trung, bất xả nhất nhân” (trong nhà Phật không xả bỏ một ai).
Chúng sinh tạo tội nghiệp, hủy báng Phật Bồ Tát, nhục mạ Phật Bồ Tát, thậm chí hãm hại Phật Bồ Tát, Phật Bồ Tát không để ở trong lòng, vẫn cứ yêu thương chúng sinh, vì chúng sinh giảng kinh nói pháp.
Đây chính là “đại từ đại bi” của Phật Bồ Tát, vô lượng kiếp đến nay đời đời kiếp kiếp không xả bỏ chúng sinh. Đây không phải là việc mà người thông thường có thể làm được. Từ chỗ này chúng ta hiểu được ân đức của Phật.